Mụn trứng cá bọc, mụn mủ là gì? Vị trí mụn thường mọc?
Mụn trứng cá là tình trạng bệnh lý có liên quan mật thiết đến sự hoạt động của tuyến bã nhờn trong cơ thể. Khi gặp phải một số điều kiện phù hợp, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh có thể làm tích tụ vi khuẩn trên da, đặc biệt là dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Mụn trứng cá thường mọc nhiều ở vùng má, mũi, trán, cằm, cổ, ngực, lưng và một số vị trí khác nữa trên cơ thể.Mụn trứng cá được chia ra làm nhiều loại, trong đó mụn bọc và mụn mủ là hai loại mụn khá phổ biến. Mụn bọc là một mức độ nặng của mụn trứng cá, hình thành trên da các bọc sẫm màu, nổi cục nhân cứng nhưng thường không có đầu nhân. Chúng thường có kích cỡ to hơn các loại mụn khác, có màu đỏ và nếu để lâu sẽ sưng to, khi vỡ thì thường chảy ra máu, mủ.
Mụn mủ là loại mụn mọc nhiều ở những đối tượng đang trong độ tuổi mới lớn, gọi là mụn trứng cá tuổi dậy thì. Mụn mủ thường là những nốt sưng viêm to, xung quanh có quầng đỏ, ở giữa có nhân mủ đầu trắng. Loại mụn này thường gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu và dễ bị vỡ khi bị tác động. Nếu không được điều trị cẩn thận, dịch từ mụn mủ khi vỡ có thể làm tình trạng viêm nhiễm lan rộng hơn.
Khi thấy trên da xuất hiện các loại mụn này, người bệnh cần nhanh chóng tìm cho mình các phương pháp điều trị hợp lý để hạn chế tối đa tình trạng mụn phát triển nặng hơn.
Vị trí mọc mụn thường gặp
Có thể nhiều người chưa biết, vị trí của từng mụn có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. Vậy đâu là những vị trí mà mụn bọc và mụn mủ thường hay xuất hiện trên mặt?– Mụn ở hai bên má: Đây là vị trí khá phổ biến trên khuôn mặt. Mụn bọc và mụn mủ thường tập trung nhiều ở 2 bên má, khiến làn da trở nên sần sùi. Khi thấy mụn mọc nhiều ở vị trí này, có thể người bệnh đang gặp phải một số vấn đề về suy giảm chức năng phổi, gan, túi mật.
– Mụn trứng cá bọc, mủ ở mũi: Vùng chữ T của mũi là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của tuyến bã nhờn nên thường có nguy cơ mọc mụn khá cao. Khi mụn xuất hiện nhiều ở vùng này, người bệnh cần lưu ý vì có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề về dạ dày, buồng trứng, hệ sinh sản hoặc bạn đang bị nóng trong.
– Mụn bọc, mụn mủ ở trán: Với vị trí này, nếu mụn chỉ mọc ở mức độ nhẹ thì có thể việc vệ sinh vùng da này của bạn chưa được tốt như việc bạn để tóc mái quá dày gây bí bách da. Nhưng nếu bạn thấy mụn mủ và mụn bọc ở trán quá nhiều, thì rất có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là ở vùng bàng quang và ruột già. Trường hợp tình trạng mụn ở trán của bạn quá nặng kèm theo triệu chứng như nhiệt miệng, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.
– Mụn trứng cá bọc và mụn mủ ở cằm: Mụn mọc ở cằm cũng khá dễ gặp bởi đây là vị trí cũng có sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn. Nếu thấy mụn ở vùng này xuất hiện quá nhiều, đó có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang bị rối loạn nội tiết và mắc phải một số bệnh lý về cơ quan sinh sản như cổ tử cung, buồng trứng.
Với bất kỳ vị trí mụn nào, người bệnh cũng tuyệt đối không được coi thường vì nó có thể là tiếng còi báo động cho các vấn đề sức khỏe trên cơ thể. Nếu thấy tình trạng mụn ở những vị trí này quá nghiêm trọng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây nên mụn trứng cá bọc, mủ ở má, mũi, trán, cằm
Theo bác sĩ Nhặn, má, trán, cằm hay mũi là những vị trí dễ bị mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ nhất Dưới đây là 1 số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này:Vấn đề về sức khỏe: Sức khỏe suy yếu khiến cho sức đề kháng của cơ thể giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên mụn. Chức năng của gan, thận suy giảm làm giảm khả năng đào thải độc tố khỏi cơ thể cũng là nguyên nhân gốc rễ gây ra mụn. Một số trường hợp bị nổi mụn do nội tiết thay đổi (tuổi dậy thì, sau sinh, vào những ngày “đèn đỏ” của chị em phụ nữ).
Chăm sóc da không đúng cách: Nhiều bạn có thói quen chỉ rửa mặt bằng nước. Tuy nhiên nước không thể làm sạch sâu và loại bỏ bụi bẩn, cặn trang điểm, bã nhờn, tế bào chết,… Lâu ngày, chúng sẽ tích tụ vào lỗ chân lông gây tình trạng viêm da, hình thành mụn. Bên cạnh đó, việc bạn chà xát quá mạnh vào da mỗi khi rửa có thể khiến biểu bì da bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây mụn.
Bị căng thẳng, stress: Đây cũng là nguyên nhân gây mụn ở khá nhiều người. Căng thẳng, stress kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho da bị căng thẳng, tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh sản sinh nhiều bã nhờn, sức đề kháng giảm đi.
Dùng mỹ phẩm kém chất lượng, không phù hợp: Mỹ phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng lớn đến làn da của bạn. Chúng không chỉ gây mụn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến da. Lựa chọn mỹ phẩm không phù hợp cũng khiến làn da bạn lên tiếng. Trước khi chọn mua sản phẩm nào nên hiểu rõ da mình thuộc loại nào để chọn sản phẩm phù hợp tránh tiền mất tật mang.
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, cay nóng, nước ngọt có ga cũng khiến da dễ bị nổi mụn. Ngoài ra, thường xuyên thức khuya, ngủ thiếu giấc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe làn da của bạn.
Có nên nặn mụn bọc, mụn mủ không?
Nhiều người khi thấy xuất hiện mụn thường có thói quen nặn để làm mụn xẹp nhanh. Vậy mụn mủ, bọc có nên nặn không?
Giải thích về vấn đề này, Bác sĩ Nhặn cho rằng: “Nặn mụn là cách mà nhiều người thường dùng để loại bỏ nhân mụn. Tuy nhiên, không phải mụn nào cũng có thể áp dụng cách này. Đặc biệt, mụn trứng cá bọc và mụn mủ là hai loại mụn có nguy cơ nhiễm trùng cao. Bởi trong mụn bọc và mụn mủ chứa khá nhiều dịch mủ, khi nặn ra có thể chảy ra và gây viêm nhiễm cho các vùng da xung quanh.
Do đó, nếu bạn không rửa tay sạch trước khi nặn mụn, vi khuẩn có thể từ tay tấn công sang vùng da mụn và khiến tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần hạn chế tối đa việc nặn mụn”.
Mụn trứng cá bọc không đầu thường được nhiều người xử lý bằng cách lấy kim chích rồi nặn nhân mụn. Họ cho rằng cách này giúp loại bỏ nhanh các bọc mủ, giúp mụn mau lành. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng không đúng cách, đúng thời điểm, cách này sẽ giống như con dao hai lưỡi làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn và tổn thương vùng da mụn khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Trước khi áp dụng bất kỳ một phương pháp nào, nếu không thực sự chắc chắn, người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có thể đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn.
Cách trị mụn trứng cá bọc, mụn mủ ở má, mũi, trán, cằm đem lại hiệu quả cao
Nguyên lý để điều trị mụn trứng cá là phải loại bỏ được những yếu tố có hại cho da, làm sạch bề mặt da, kiểm soát tuyến bã nhờn đồng thời tăng cường bảo vệ và phục hồi từ bên trong. Đồng thời để điều trị triệt để mụn không tái phát thì cần nâng cao thể trạng, sức đề kháng, tăng cường công năng đào thải độc tố của gan và thận, cân bằng nội tiết trong cơ thể. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị nhưng đâu mới là phương pháp hữu hiệu nhất?Trị mụn trứng cá bọc, mụn mủ bằng các loại thuốc Tây y
Thuốc Tây y sử dụng các loại kháng sinh có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn để trị mụn. Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện dụng và tác dụng nhanh trong thời gian nhất định.
Một số hoạt chất có khả năng kháng lại các loại mụn trên da như: Erythromycin, Clindamyncin, Benzoyl peroxyde… Một số loại thuốc có tác dụng điều chỉnh nội tiết tố thành phần chính sẽ có chứa: Tetracyclin, Isotretinoin…
Ưu điểm: Thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, thuận tiện cho việc sử dụng, phổ biến và dễ mua.
Nhược điểm: Dễ gây tác dụng phụ khi sử dụng không đúng cách, thậm chí có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản của người dùng. Và mụn thường hay tái phát do chưa điều trị từ nguyên nhân bên trong.
Trị mụn trứng cá bọc mủ hiệu quả tại nhà theo dân gian
Loại bỏ mụn ngay tại nhà theo dân gian là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn bởi nó khá an toàn đồng thời lại giúp người bệnh tiết kiệm chi phí khá tốt. Nếu chẳng may bị mụn bọc, mụn mủ, bạn có thể áp dụng ngay cho mình những mẹo hay tại nhà như sau:Trị mụn bằng chanh
Bạn sử dụng tăm bông chấm nước cốt chanh và thoa lên các vết mụn. Để khoảng 30 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện cách này hằng ngày giúp cho mụn và vết thâm biến mất hoàn toàn.Trước đây chúng ta chỉ biết kem đánh răng giúp làm sạch và trắng răng. Tuy nhiên, kem đánh răng cũng là cách giúp trị mụn rất tốt. Nó giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng tấy và kích thích chữa lành tổn thương da.
Dùng tăm bông chấm kem đánh răng và áp vào nốt mụn. Để khoảng 1 tiếng hoặc qua đêm rồi rửa lại bằng nước sạch. Bạn thực hiện cách này hằng ngày để mụn nhanh xẹp xuống!
Trị mụn trứng cá mủ, mụn bọc bằng tỏi
Tỏi chứa chất kháng sinh tự nhiên cao gấp 100 lần kháng sinh thông thường. Để trị mụn bạn có thể ăn tỏi sống hằng ngày. Để hiệu quả hơn bạn ép tỏi lấy nước rồi chấm lên nốt mụn để khoảng 10-15 phút. Chỉ vài ngày sau, các nốt mụn sẽ biến mất hết.ới mức độ mụn nặng thì có tác dụng giảm bớt các triệu chứng chứ không điều trị triệt để được.Dùng kem hoặc mỹ phẩm trị mụn
Đây là cách trị mụn ở má cho cả nam và nữ đơn giản lại ít tốn thời gian nhất. Nhưng trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều loại kem trị mụn với nguồn gốc và xuất xứ khác nhau khiến bạn hoang mang. Tuy nhiên khi chọn kem trị mụn cần lưu ý chọn mua những thương hiệu uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên chọn những loại kem có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên.
Thông tin trang chủ mỹ phẩm: https://skinrepublic.vn/ - Skin Republic Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét